Giới thiệu dự án nuôi em


Với 150.000 đồng hằng tháng, thay vì ăn một bữa ăn hay xem một bộ phim, nhiều bạn trẻ đã dùng số tiền đó để nuôi một em bé bằng da, bằng thịt. Chuyện thật tưởng như đùa đó lại đang được hiện thực hoá thông qua dự án “Nuôi em” – nơi chắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng cao đến trường.

dự án nuôi em

Điều kỳ diệu từ số đông

Đã từ lâu, bữa ăn chỉ có cơm trắng với vài loại rau củ núi rừng hay thậm chí không thức ăn đã trở thành hình ảnh quen thuộc gắn liền với bữa cơm trẻ em vùng cao. Những bữa ăn thiếu thốn ấy khiến ai xem cũng phải nhói lòng nhưng lại là bữa ăn tới trường của hầu hết trẻ em nơi đây. Không chỉ vậy, có nhiều trẻ vì đói ăn mà không đi học hay đang học lại bỏ dở giữa chừng.

Điều kỳ diệu từ số đông

Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến hơn 90% các em bỏ học mặc dù đã được hỗ trợ xây trường, cung cấp sách vở nhưng tỷ lệ những đứa trẻ ở vùng cao học được hết phổ thông rất thấp. Người ta thường nói với nhau rằng cố học lấy cái chữ để thoát đi cái nghèo nhưng khi thực phẩm còn không có mà ăn, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn thì con đường đi lấy cái chữ vẫn còn gian nan, vất vả với trẻ em nơi đây. Đó là lý do chính mà cái nghèo cứ luẩn quẩn như một vòng lặp khiến họ khó mà thoát ra được.

Thấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn đó, nhóm tình nguyện “Niềm tin” đã bắt tay cho ra đời dự án “Nuôi em” với mục tiêu cung cấp những bữa ăn đầy đủ, giúp các em có thêm động lực đến trường. Với vai trò là cầu nối giúp những tấm lòng hảo tâm tìm đến với các em nhỏ vùng cao dễ dàng hơn, dự án “Nuôi em” đã và đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng.

nuoi em

Với dự án này, mỗi người có thể nhận nuôi ít nhất là một em bé có hoàn cảnh khó khăn ở các huyện vùng núi. Mỗi tháng người đăng ký nuôi chỉ cần bỏ ra 150.000 đồng/tháng với tối thiểu 9 tháng là đã có thể giúp cho các em có những bữa ăn đầy đủ suốt một năm học. Trong thời gian nuôi em, người đăng ký nuôi có thể cập nhật thông tin về các em thông qua đường link chứa “Group có thầy cô cắm bản” – nơi mà đầu mỗi tháng định kì sẽ được cập nhật ảnh/video của các em. Đặc biệt, sẽ có những đợt thăm em để người đăng ký nuôi có thể đến tận nơi và thăm trực tiếp em bé mình đã nhận nuôi.

Với 150.000 đồng/tháng, các em học sinh sẽ được nuôi cơm trưa từ Thứ Hai tới Thứ Sáu với giá của mỗi bữa là 8.500 đồng. Ở thành phố với 8.500 đồng chắc chắn sẽ chả đủ cho một bữa ăn hay một ly nước nhưng thông qua dự án “Nuôi em” các bé sẽ được ăn thêm trứng, thịt, cá, rau luân phiên các ngày trong tuần.

nuoi em

Mỗi bữa ăn tuy chỉ với chi phí 8.500VNĐ đồng do các thầy cô tại trường nấu, với đầy đủ chất dinh dưỡng, ấm nóng tình thương chính là lý do to lớn giúp các em thích đi học hơn. Giờ đây các em được đi học, biết đọc, biết viết, còn được ăn no và có một giấc ngủ trọn vẹn vì không phải lo cái đói.

Được thực hiện từ năm 2014 cho đến nay, “Nuôi em” đã phủ sóng đến hơn 120 xã của 15 huyện Điện Biên, Cao Bằng, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai... với tổng số hơn 40.000 em bé đã tìm được người nhận nuôi trên cả nước. Giờ đây, mỗi ngày “Nuôi em” vẫn đỏ bếp lửa cung cấp 6 vạn bữa cơm ấm nóng cho các em.

nuoi em

Không chỉ vậy, từ năm 2018, “Nuôi em” đã có bước chuyển mình lớn khi không chỉ là nuôi cơm trưa mà các bé còn được hỗ trợ đồng loạt các dự án bổ trợ khác như: Dự án lọc nước bình gốm Unicef đã triển khai tại 500+ điểm bản từ 12/2018; Dự án tủ đồ chơi cũ đã phủ tại hơn 100 điểm từ năm 2018; Dự án tủ sách vùng cao được triển khai trên 150 điểm bản trong năm học 2019 - 2020…

Đặc biệt, từ năm 2019- 2022 dự án “Nuôi em” đã xây 26 điểm trường tại bản nhờ số tiền góp xây từ 50.000-100.000 đồng/năm cho cơ sở vật của những người đăng ký nuôi em. Trường học chính là món quà có thể dùng chung và thiết thực nhất mà dự án và những người tham gia muốn dành tặng cho các em nhỏ vùng cao. Biết rằng, “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nhưng dự án “Nuôi em” đã có thể phát huy điều kỳ diệu từ số đông, mang hạnh phúc đến với các em nhỏ.

Chắp cánh ước mơ

Thời gian qua, từ khoá “Nuôi em” xuất hiện liên tục trên các trang mạng xã hội, nhất là tại nền tảng công nghệ chia sẻ video ngắn TikTok – mạng xã hội được giới trẻ sử dụng nhiều nhất hiện nay. Những video chia sẻ về hành trình nuôi em của các bạn trẻ đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng.

“Niềm vui đầu tiên của năm 2023” chính là cảm xúc mà bạn A.Ngọc (Hà Nội) cảm nhận được sau khi nhận nuôi một em bé thông qua dự án “Nuôi em”. “Tôi đã được nhận nuôi một em bé, một em bé bằng da, bằng thịt, không phải là do tôi đẻ ra và tôi cũng chưa gặp em ấy bao giờ bởi vì em ấy ở cách tôi hàng trăm cây số cơ. Nhưng mà tôi vẫn có thể nuôi em trong ít nhất là một năm học sắp tới với dự án “Nuôi em” của nhóm tình nguyện Niềm tin”, trích lời chia sẻ của A.Ngọc trong video trên TikTok.

hệ sinh thái nuôi em

Được biết, video với chủ đề “Nuôi em” trên TikTok của A.Ngọc đã thu hút đến nửa triệu người xem, gần 50.000 lượt thích và gần 900 bình luận. Trong đó có rất nhiều bạn trẻ cũng đã chia sẻ hành trình nuôi em của mình. Có người đã nhận nuôi một em nhưng cũng có người nhận nuôi đến ba hay bảy em. Trên hết sự chia sẻ đó đều xuất phát từ những tấm lòng cao cả với mong muốn lan toả những điều tốt đẹp tới tất cả mọi người.

“Tôi và bạn thân đã nuôi năm bé được 3 năm rồi. Nuôi từ khi các bé có 3 tuổi nhỏ xíu đến giờ hơn 5 tuổi trộm vía lớn trông thấy luôn. Dù không thể trực tiếp nuôi nấng, chăm sóc cho các em nhưng có thể đóng góp chút ít để các bé có được bữa ăn ngon mỗi ngày tới trường là tôi và bạn thấy vui và hạnh phúc rồi”, bạn N.Ánh (Nam Định) chia sẻ.

Với hy vọng có thể lan toả dự án ý nghĩa này đến với nhiều người hơn là điều mà những bạn trẻ tham gia dự án “Nuôi em” đã và đang thực hiện. Không chỉ trên TikTok mà thông qua nhiều trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng hay đơn giản là truyền tai nhau để chia sẻ, để cùng nhau nhân rộng dự án và giúp ngày càng nhiều em nhỏ có cơ hội được nhận nuôi.

Bạn M.Ngọc (Hà Nội) trong năm 2022 đã nhận nuôi hai em bé từ dự án “Nuôi em” và còn có dự định sẽ nhận nuôi thêm hai bé nữa trong năm 2023. “Bên cạnh nhận nuôi, tôi còn giới thiệu cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về dự án tuyệt vời này. Đối với các bạn trẻ như chúng tôi, 150.000VNĐ đôi khi còn không bằng một bữa ăn, vậy nên với việc đóng góp từng đấy tiền nhưng lại có thể giúp cho các em có những bữa cơm no là rất “rẻ”. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ dự án đến càng nhiều người càng tốt, bởi tôi biết cứ có thêm một người tham gia là lại có thêm một em bé được tiếp thêm sức mạnh trên con đường đến trường”, M.Ngọc tâm sự.

Hay như gia đình bạn M.Nhi dù đang sinh sống tại Nhật Bản nhưng hai vợ chồng vẫn đăng ký nhận nuôi 20 em bé trong dự án. Đồng thời đều đặn vài tháng hai vợ chồng lại chia sẻ hình ảnh của các bé lên mạng xã hội Facebook nhằm giới thiệu dự án đến với cộng đồng. “20 em bé mà hai vợ chồng tôi đã nuôi ăn học trong suốt mấy năm. Tôi tin là mỗi một lần tôi chia sẻ lên Facebook là sẽ có thêm một em bé ở những vùng khó khăn của Việt Nam được ăn no bụng, được có thêm cơ hội đến trường”, dòng trạng thái trên trang cá nhân Facebook của M.Nhi.

Có thể thấy, nhờ tiếng nói của cộng đồng và đặc biệt là các bạn trẻ mà dự án “Nuôi em” đang ngày càng được lan toả và nhân rộng trên khắp cả nước. Nhờ những điều kỳ diệu mà dự án “Nuôi em” cùng với sự chung tay góp sức của cộng đồng mang lại mà giờ đây những chiếc bụng rỗng đã không thể níu chân các em nhỏ vùng cao đến với ánh sáng tri thức.

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

Giới thiệu về giờ trái đất

Được khởi xướng từ năm 2007 tại Sydney (Australia), đến nay Giờ Trái Đất là sự k...

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

Từ thiện là gì?

"Từ thiện" là cụm từ mà chắc rằng mỗi chúng ta đã nghe thấy đâu đó ít nhất một l...

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

Tổ chức phi chính phủ (NGO) là gì?

Tổ chức phi chính phủ (NGO) là một tổ chức không phải là một bộ phận của chính p...

Giới thiệu dự án phi lợi nhuận "chongluadao"

ChongLuaDao (CLĐ) là một dự án phi lợi nhuận được bắt nguồn từ một buổi cafe trò...

Danh sách 7 tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam

Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...

Phi lợi nhuận là gì? Mục đích hoạt động của các tổ...

Phi lợi nhuận có nghĩa là bất vụ lợi, các tổ chức phi lợi nhuận thường được biết...

Top 6 doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...

Hiểu đúng hơn về doanh nghiệp xã hội

Căn cứ Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ củ...

Wetab - Giới thiệu về chúng tôi

Wetab được thành lập và tận dụng những lợi thế về số lượng người dùng internet t...

Làm thế nào để sử dụng Wetab

Wetab là một chrome extension, để sử dụng được wetab, bạn cần thực hiện cài đặt ...

Trách nhiệm xã hội của Wetab

Chúng tôi cam kết 55% lợi nhuận của mình cho hành động và đóng góp cho xã hội.

Không thể tìm thấy dấu trang khi dùng wetab

Một số trình duyệt tự động tắt thanh dấu trang khi tiện ích mở rộng mới được cài...

Quyền riêng tư khi sử dụng wetab

Chúng tôi bảo vệ và đảm bảo quyền riêng tư của bạn. Mỗi cá nhân được bảo vệ về c...

Gian nan hành trình tìm chữ của các em nhỏ vùng ca...

Thức dậy đi học từ 4 rưỡi sáng, các em học sinh của 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây...

Thúc đẩy trồng rừng với ecosia

Ecosia cũng như các công cụ tìm kiếm hay các trang web khác, đều kiếm tiền từ vi...

Bảo vệ môi trường biển với OceanHero

OceanHero là một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Vương quốc Anh, chu...

6 lý do mà bạn nên tham gia hoạt động tình nguyện

Bạn có phải là một người thích tham gia các chương trình tình nguyện? Tham gia t...