Tổ chức phi chính phủ (NGO) là một tổ chức không phải là một bộ phận của chính phủ cũng không phải là một doanh nghiệp vì lợi nhuận thông thường. Ngày này, sự tồn tại của các tổ chức phi chính phủ đang được chứng minh là một điều cần thiết trong sự phát triển xã hội của một nhà nước, quốc gia hoặc cộng đồng trong các xã hội trên toàn thế giới hiện đại.
Phải quan niệm, đây là những hoạt động không vì lợi nhuận, tham gia vào các sinh hoạt phát triển kiện toàn xã hội. Liên Hiệp quốc là cơ quan đa quốc gia đưa ra khái niệm như sau:
“Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
Tổng thể các Tổ chức phi chính phủ hình thành khu vực phi chính phủ, tồn tại cùng với khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực tập thể. Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhân đạo... Gọi chung là các hoạt động phục vụ lợi ích công cộng phát triển lành mạnh công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.
Thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ “ xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên dùng trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Sau đó là Luật Hợp tác xã năm 1996 và một số văn bản pháp qui gần đây:
Quan niệm về Tổ chức phi chính phủ ở nước ta được hiểu như sau:
Bản chất của tổ chức phi chính phủ là hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng như y tế, văn hóa, giáo dục…, không hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, xác định mục tiêu thương mại.
Định hướng của tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ thúc đẩy mọi người vì lợi ích chung mang tính nhân đạo, khuyến khích mọi người thực hiện các hoạt động từ thiện, tuyên truyền và phổ biến giáo dục.
Tổ chức phi chính phủ thành lập giúp phát triển các lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, mang tính mạng lưới toàn cầu.
Tổ chức phi chính phủ hoạt động vì lợi ích chung của xã hội như y tế, môi trường, giáo dục, văn hóa…
Tổ chức phi chính phủ hầu như không xác định mục tiêu thương mại, hoạt động phi lợi nhuận.
Cơ cấu hoạt động về nhân sự của tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp, có tình nguyện viện hoạt động tự nguyện.
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhiều dự án khác nhau, một số dự án như: xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, chất độc da cam, bảo vệ động vật hoang dã…
Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau về các loại hình các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể:
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Chính phủ (GONGO): Là các tổ chức do Chính phủ thành lập.
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc gia (NNGO): là tổ chức mà các thành viên đều có chung một quốc tịch. Hội chữ thập đỏ là một ví dụ điển hình của NNGO.
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc tế (INGO): là tổ chức được sáng lập bởi các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Có phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới. Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác. Một số các tổ chức INGO kể đến như: Redd Barna, Save the Children organizations, OXFAM, CARE, Rockefeller Foundations...
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất trợ giúp nhóm yếu thế: Đúng như tên gọi, các NGO này thực hiện các hoạt động tổ chức các hoạt động, vận động, quyên góp nhằm mục đích trợ giúp nhóm yếu thế. Thông thường các tổ chức này sẽ hoạt động trong phạm vi quốc gia, tuy nhiên nếu lực lượng lớn mạnh, họ có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra quốc tế.
Các tổ chức mang tính chất tôn giáo: Mục đích của các tổ chức phi chính phủ mang tính chất tôn giáo là thực hiện tâm nguyện của giáo hội, truyền bá các tư tưởng tôn giáo và phát triển tín đồ.
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp: Thực hiện các hoạt động trợ giúp những người trong nhóm cùng hoàn cảnh trên các hoạt động đời sống xã hội đặc biệt là hội nhập. Loại NGO này có thể được thành lập trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.
Nghị định 12/2012/NĐ-CP, các tổ chức phi chính phủ được chia thành hai loại:
Các tổ chức hoạt động vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận.
Các tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển.
Mỗi tổ chức phi chính phủ có nhiều nguồn vốn đa dạng khác nhau, tùy theo tổ chức nhỏ hay lớn, vì thế tổ chức phi chính phủ dựa vào một số nguồn vốn sau đây:
Các tổ chức phi chính phủ có ba vai trò chính trong việc thúc đẩy xã hội hiện đại:
Đầu tiên, các tổ chức phi chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc từ người dân đến chính phủ và từ chính phủ đến người dân. Truyền thông hướng lên bao gồm việc thông báo cho chính phủ về những gì người dân địa phương đang nghĩ, đang làm và những gì họ cảm nhận trong khi truyền thông hướng xuống bao gồm việc thông báo cho người dân địa phương về những gì chính phủ đang lập kế hoạch và đang tiến hành thực hiện.
Thứ hai, các tổ chức phi chính phủ tạo cơ hội cho sự tự tổ chức của xã hội. Các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện cho các công dân làm việc cùng nhau một cách tự nguyện để thúc đẩy các giá trị xã hội và mục tiêu công dân, những điều quan trọng đối với họ. Họ thúc đẩy sáng kiến địa phương và giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động của họ trong nhiều lĩnh vực - môi trường, y tế, xóa đói giảm nghèo, văn hóa & nghệ thuật, giáo dục... NGOs phản ánh sự đa dạng của chính xã hội. Họ cũng giúp đỡ xã hội bằng cách trao quyền cho người dân và thúc đẩy sự thay đổi ở “gốc rễ” bằng cách phổ biến giáo dục cho người dân nói chung và làm cho họ nhận thức được các quyền của mình.
Thứ ba, trong một số trường hợp, các tổ chức phi chính phủ trở thành người phát ngôn cho người nghèo và cố gắng thay mặt họ tác động đến các chính sách và chương trình của chính phủ. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau, từ vận động và các dự án thí điểm đến tham gia vào các diễn đàn công cộng và xây dựng chính sách và kế hoạch của chính phủ. Do đó, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò từ những người ủng hộ người nghèo đến những người thực hiện các chương trình của chính phủ; từ những người kích động và phê bình đến các đối tác và cố vấn; từ các nhà tài trợ của các dự án thí điểm đến các hòa giải viên.
Hiện nay, có hơn 900 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó khoảng 600 tổ chức có hoạt động thường xuyên. Cụ thể:
NGOs hoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích, quy mô giải ngân, phạm vi, phương thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Dưới đây là sự đóng góp cụ thể của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam:
Có thể nói, NGOs đã và đang trở thành một trong những kênh hợp tác có ý nghĩa quan trọng giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài. Nhờ có NGOs, Đảng và Nhà nước ta có cơ hội tạo dư luận quốc tế ủng hộ ta trong việc triển khai đường lối đối ngoại, góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn môi trường khu vực, quốc tế hòa bình.
Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của ta đối với các vấn đề thương mại với Liên minh châu Âu và châu Mỹ.
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc giảm bớt các khó khăn ở nhiều khu vực, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số.
Các chương trình, dự án thực hiện bởi NGOs tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam như: phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cải cách kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ cải cách kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc trẻ em, phụ nữ, phòng chống ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, viện trợ khẩn cấp...
Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...
Được khởi xướng từ năm 2007 tại Sydney (Australia), đến nay Giờ Trái Đất là sự k...
Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...
"Từ thiện" là cụm từ mà chắc rằng mỗi chúng ta đã nghe thấy đâu đó ít nhất một l...
Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...
ChongLuaDao (CLĐ) là một dự án phi lợi nhuận được bắt nguồn từ một buổi cafe trò...
Mỗi bữa, các bé sẽ được ăn thịt, đậu, canh, rau với giá 8,500đ/suất, gạo địa phư...
Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...
Phi lợi nhuận có nghĩa là bất vụ lợi, các tổ chức phi lợi nhuận thường được biết...
Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...
Căn cứ Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ củ...
Wetab được thành lập và tận dụng những lợi thế về số lượng người dùng internet t...
Wetab là một chrome extension, để sử dụng được wetab, bạn cần thực hiện cài đặt ...
Chúng tôi cam kết 55% lợi nhuận của mình cho hành động và đóng góp cho xã hội.
Một số trình duyệt tự động tắt thanh dấu trang khi tiện ích mở rộng mới được cài...
Chúng tôi bảo vệ và đảm bảo quyền riêng tư của bạn. Mỗi cá nhân được bảo vệ về c...
Thức dậy đi học từ 4 rưỡi sáng, các em học sinh của 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây...
Ecosia cũng như các công cụ tìm kiếm hay các trang web khác, đều kiếm tiền từ vi...
OceanHero là một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Vương quốc Anh, chu...
Bạn có phải là một người thích tham gia các chương trình tình nguyện? Tham gia t...