Từ thiện là gì?


"Từ thiện" là cụm từ mà chắc rằng mỗi chúng ta đã nghe thấy đâu đó ít nhất một lần rồi, và khi bạn đọc bài chia sẻ này là cái duyên để chúng ta thêm một lần nữa thật sự tìm hiểu sâu hơn về từ thiện. Ngày nay, trên thế giới và ngay chính tại Việt Nam ngày càng có nhiều người, tổ chức làm từ thiện, các hoạt động và hội nhóm, clb, hay tổ chức từ thiện rất đa dạng. Cũng đã có nhiều bài viết, nhiều chương trình, quan điểm phân tích khác nhau về từ thiện, vậy nên hiểu một cách đầy đủ về từ thiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một cách nhìn về từ thiện nhé.

1. Từ thiện là gì?

Về mặt từ ngữ, "từ thiện" là một từ Hán Việt (慈善) được ghép bởi 2 từ: "Từ" và "Thiện".

  • "Từ": nghĩa là thương yêu, vd: "nhân từ" nghĩa là thương người, "từ tâm" nghĩa là lòng thương.
  • "Thiện": nghĩa là tốt lành, là hiền lành, không làm điều gì trái với đạo đức và pháp luật , vd: "thiện nhân" nghĩa là người hiền, người tốt bụng.

Như vậy có thể tạm hiểu, "từ thiện" có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương (người), nó có thể là những việc giúp đỡ những người yếu kém, thiếu may mắn. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là "Từ Thiện". Một trong những đặc điểm của "từ thiện" là thường xuất phát từ lòng tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải tất cả hành động giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt) (*)

Từ thiện có thể ở nhiều trạng thái khác nhau: nghe về từ thiện, biết về từ thiện, tìm hiểu về từ thiện, mong muốn làm từ thiện, làm từ thiện

Mở rộng thêm, chúng ta sẽ có những cụm từ liên quan, vd: "hoạt động từ thiện", "tổ chức từ thiện", "hội từ thiện", "việc từ thiện". Thêm vào đó sẽ là những thắc mắc như: tại sao nên làm từ thiện, hay làm từ thiện như thế nào?

2. Tại sao nên làm từ thiện?

Bạn đã từng nghe câu "Hạnh phúc là cho đi" hay "cho là nhận". Thật ra nếu xuất phát chính từ cái tâm, lòng thương người thật sự, thì làm từ thiện sẽ....không có lý do. Đó là nhu cầu tự thân và tự nhiên của mỗi chúng ta chứ chẳng cần động cơ, mục đích gì cả. Tuy nhiên, nếu phân tích thêm một chút, có thể tham khảo ít nhất 6 lý do bạn nên làm từ thiện:

2.1 Mang lại niềm vui cho người khác

Đây chắc hẳn là lý do đầu tiên mà bất kỳ ai cũng nghĩ đến khi làm từ thiện. Có thể bạn nghĩ rằng việc giúp đỡ tất cả những hoàn cảnh khó khăn dường như quá sức đối với mỗi chúng ta, tuy nhiên, mọi sự hỗ trợ dù là nhỏ nhất vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Ngay cả khi những đóng góp chỉ đủ để giúp một đứa trẻ no bụng hay thời gian để tham gia vào các hoạt động từ thiện chỉ là 1 ngày trong năm, giúp một cụ già qua đường, bạn cũng đã và đang làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

2.2. Mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình

Đã bao giờ bạn thử mời em bé bán vé số một bữa cơm, mà lòng thấy vui chưa, tôi đã trãi nghiệm rồi đấy!

Theo PSB – mạng truyền thông không lợi nhuận của Hoa Kỳ: những việc làm tốt thường mang lại lợi ích đối với người cho nhiều hơn là người nhận. Do đó, dù dưới hình thức nào (tặng tiền, quyên góp đồ hay tham gia tình nguyện), từ thiện cũng sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn. Cảm giác đó sẽ truyền từ người nhận sang người cho và lan tỏa khắp cộng đồng. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Paul J. Mill – giáo sư y khoa của trường đại học California: hoạt động tình nguyện giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Cụ thể, nó sẽ giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm, tăng cường thể lực và đồng thời, giảm 22% nguy cơ tử vong.

2.3 Mở rộng tầm nhìn, vốn sống quan hệ, mạng lưới với mọi người.

Khi trở thành tình nguyện cho một hoạt động cộng đồng, bạn sẽ được gặp gỡ rất nhiều người chưa từng quen biết. Bạn có thể gặp những người cần giúp đỡ, những tình nguyện viên khác và cả những nhà tài trợ, các doanh nghiệp, tổ chức khác.

Làm từ thiện giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, khách hàng có cái nhìn thiện cảm và tích cực hơn về doanh nghiệp đó. Việc làm từ thiện cũng giúp doanh nghiệp xây dựng một văn hóa lành manh, cũng là cách giúp kết nối các thành viên với nhau, khiến cho các mối quan hệ trong tổ chức ngày càng gắn bó và bền chặt.

Đối với các bạn trẻ mới đi làm, sinh viên, học sinh, các hoạt động từ thiện chẳng những giúp nâng cao vốn sống, kỹ năng giao tiếp, làm cho cuộc sống thêm phong phú và năng động, mà nó còn là một điểm sáng trong hồ sơ xin việc hoặc xin học bổng (nhất là học bổng nước ngoài) của chính các bạn.

2.4 Kết nối và xây dựng khả năng làm việc nhóm

Nếu bạn còn đi làm, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần phải có trong quá trình học tập cũng như đi làm sau này. Trừ khi bạn là người “kiệt xuất”, mọi vấn đề giải quyết cần phải có tập thể. Do vậy, tình nguyện cũng là cơ hội bạn thực hành kỹ năng làm việc và thảo luận nhóm – trong đó có các kỹ năng như: lên kế hoạch, sắp xếp thời gian, tổ chức thảo luận, phân chia công việc…

2.5 Hoàn thiện về nhân cách của bản thân, để làm Người

Chúng ta lớn lên ai cũng được dạy về sự sẻ chia để thành người tốt. Và như thế, tôi ngắn gọn, làm từ thiện đúng nghĩa, là để làm Người. Làm từ thiện thường là công việc giúp đỡ những người bất hạnh hơn bạn và điều này sẽ khiến bạn có cơ hội nhìn nhận lại những gì mình đang có, biết quý trọng sức khỏe, hạnh phúc của mình hơn. Quan trọng nhất, bạn sẽ nhìn nhận được những ý nghĩa sẻ chia của cuộc sống.

2.6 Là tấm gương tốt cho con cái

Lòng thương người, nhân đạo là những nhân cách quan trọng cho những đứa bé. Và không gì hơn nếu cha mẹ là những tấm gương để con cái noi theo. Việc quyên góp tiền cho những tổ chức từ thiện là một cách tuyệt vời để dạy con cái chúng ta về lòng tốt và tình yêu thương con người. Bạn có thể dẫn con theo trong những chuyến từ thiện hoặc để con tự lựa chọn nơi hay người mà chúng muốn giúp đỡ. Khi trực tiếp nhìn thấy những khó khăn của cuộc sống và cách chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn, trẻ sẽ biết quý trọng những gì mình đang có và biết yêu thương mọi người hơn.

Như bạn cũng biết, từ xưa đến nay, từ thiện luôn được xem là căn bản của đạo đức và tình nhân đạo cũng như là một đức tính hay là đức hạnh cần thiết trong nhiều tôn giáo.

Vd: Trong Phật giáo, bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ tát. Còn Từ Bi được cắt nghĩa rằng "Từ" (Metta) chính là sự thương yêu chúng sinh và tạo cho chúng sinh sự an lạc. Còn "Bi" (Karuna) là sự đồng cảm với nỗi khổ của chúng sinh. Làm từ thiện với Thật Tâm cũng là một cách tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân và từ nhiều đời tạo nên. Với người Việt, cha ông ta từ xa xưa đã để lại cho chúng ta những quan niệm sống mà tôi chắc trong mỗi gia đình Việt, ai cũng được dạy dỗ từ thuở ấu thơ "Lá lành đùm lá rách" hay "Thương người như thể thương thân".

3. Làm từ thiện như thế nào cho đúng? Làm từ thiện có nhất thiết phải cần tiền?

Như định nghĩa ở trên, từ thiện là giúp đỡ, làm những việc tốt xuất phát từ lòng thương người. Chỉ cần việc thiện, giúp đỡ đó không phạm pháp, thì chúng ta có thể làm được.

Không phân biệt việc nhỏ hay lớn, có giá trị vật chất nhiều hay ít, miễn là việc thiện là được. Cách mà mọi người hay làm nhất là đóng góp bằng tiền bạc, tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất. Nó sẽ tùy thuộc vào đối tượng nhận từ thiện, và chúng ta có những gì để cho. Mọi người có thể đóng góp những vật chất đơn giản như sách báo, quần áo cũ...Không có vật chất, tiền bạc thì có thể góp bằng công sức, vd: bỏ ngày công phụ giúp các hoạt động từ thiện , vd: Chúng ta có thể vận động thanh niên tình nguyện mở các lớp học ngắn hạn về dạy chữ, dạy kỹ năng sống cho các em; lập quỹ mua đồ dùng, thuốc men, quần áo, hướng nghiệp về lâu dài…

Có thể đối với những hoàn cảnh thiếu thốn tiền bạc, bệnh tật thì tặng tiền để họ chữa bệnh là hợp lý. Còn đối với những người khó khăn mà có sức khỏe thì nên tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn, tìm đầu ra để họ yên tâm canh tác, tránh tình trạng “no dồn đói góp". Hãy luôn nhớ rằng, từ thiện hiệu quả là khi bạn cho họ chiếc cần câu, chứ không phải là con cá. Hãy là một nhà từ thiện sáng suốt và thông mình.

4. Ai có thể làm từ thiện? Ai nên làm từ thiện?

Bất kỳ ai cũng có thể làm từ thiện, ko phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp của bạn là gì, ko cần bạn có nhiều tiền hay ít tiền. Cái cần nhất là tấm lòng mong muốn giúp đỡ người khác của bạn.

Bạn thấy đấy, làm từ thiện có thể là những việc rất nhỏ, rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Việc làm từ thiện không chỉ mang lại lợi ích cho người khác, mà còn tốt cho cả bạn nữa, nếu có thể, bất kỳ ai cũng nên làm từ thiện, phải không?!

5. Làm từ thiện ở đâu?

Tùy hình thức làm từ thiện và cách làm cá nhân hay tổ chức mà chúng ta sẽ có nơi làm từ thiện phù hợp.

  • Những nơi cần làm từ thiện bạn dễ dàng tìm thấy trực tiếp thông qua cuộc sống hàng ngày, xung quanh bạn. Có thể là các hoàn cảnh khó khăn, là những người cần được giúp đỡ. Làm từ thiện tại các ngôi chùa, bệnh viện. Bạn có thể quyên góp tiền, dù ít vào các hòm công đức, hay gửi tiền quyên góp cho bệnh viện nhờ họ gửi đến những trường hợp đáng được nhận món quà này của bạn.

  • Thông qua báo đài, phương tiện truyền thông, lời kêu gọi, và chia sẻ từ bạn bè người thân đáng tin cậy. Có thể bằng cách nhắn tin điện thoại, chuyển khoản trực tuyến, đóng góp trực tiếp và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Đây là những cách làm tạo nên sự thuận tiện nhất có thể dành cho người từ thiện. Chỉ cần bằng một thao tác nhỏ, là bạn đã có thể mang tấm lòng của mình đến cho những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ rồi.

  • Bạn có thể đi đến trực tiếp nơi cần làm từ thiện một cách tự túc hoặc thông qua các tổ chức và thực hiện các hoạt động từ thiện tại đó.

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

Giới thiệu về giờ trái đất

Được khởi xướng từ năm 2007 tại Sydney (Australia), đến nay Giờ Trái Đất là sự k...

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐANG HOẠT ĐỘNG...

Ở Việt Nam, theo một số liệu không chính thức có khoảng 500 tổ chức NGOs thường ...

Tổ chức phi chính phủ (NGO) là gì?

Tổ chức phi chính phủ (NGO) là một tổ chức không phải là một bộ phận của chính p...

Giới thiệu dự án phi lợi nhuận "chongluadao"

ChongLuaDao (CLĐ) là một dự án phi lợi nhuận được bắt nguồn từ một buổi cafe trò...

Giới thiệu dự án nuôi em

Mỗi bữa, các bé sẽ được ăn thịt, đậu, canh, rau với giá 8,500đ/suất, gạo địa phư...

Danh sách 7 tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam

Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...

Phi lợi nhuận là gì? Mục đích hoạt động của các tổ...

Phi lợi nhuận có nghĩa là bất vụ lợi, các tổ chức phi lợi nhuận thường được biết...

Top 6 doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Để tìm hiểu về những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động tại Việt Nam, Bài viết n...

Hiểu đúng hơn về doanh nghiệp xã hội

Căn cứ Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ củ...

Wetab - Giới thiệu về chúng tôi

Wetab được thành lập và tận dụng những lợi thế về số lượng người dùng internet t...

Làm thế nào để sử dụng Wetab

Wetab là một chrome extension, để sử dụng được wetab, bạn cần thực hiện cài đặt ...

Trách nhiệm xã hội của Wetab

Chúng tôi cam kết 55% lợi nhuận của mình cho hành động và đóng góp cho xã hội.

Không thể tìm thấy dấu trang khi dùng wetab

Một số trình duyệt tự động tắt thanh dấu trang khi tiện ích mở rộng mới được cài...

Quyền riêng tư khi sử dụng wetab

Chúng tôi bảo vệ và đảm bảo quyền riêng tư của bạn. Mỗi cá nhân được bảo vệ về c...

Gian nan hành trình tìm chữ của các em nhỏ vùng ca...

Thức dậy đi học từ 4 rưỡi sáng, các em học sinh của 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây...

Thúc đẩy trồng rừng với ecosia

Ecosia cũng như các công cụ tìm kiếm hay các trang web khác, đều kiếm tiền từ vi...

Bảo vệ môi trường biển với OceanHero

OceanHero là một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Vương quốc Anh, chu...

6 lý do mà bạn nên tham gia hoạt động tình nguyện

Bạn có phải là một người thích tham gia các chương trình tình nguyện? Tham gia t...